Báo chí quốc tế đồng loạt đưa tin Obama tới Việt Nam

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016
Hàng loạt tờ báo, thoi su the gioi hãng thông tấn thế giới đưa tin về việc Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tới Việt Nam tối 22/5, bắt đầu chuyến thăm 3 ngày với lịch trình bận rộn.

Tổng thống Obama bước ra khỏi Air Force One bước xuống sân bay Nội Bài. Ảnh: Hoàng Hà

Hãng tin Reuters, BBC, tờ Wall Street Journal, New York Times hay NBC đồng loạt đưa tin về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama ngay khi chuyên cơ Air Force One hạ cánh xuống sân bay Nội Bài tối qua.

Hãng tin Reuters đăng bài viết quan su với tiêu đề Obama tới Việt Nam, tìm cách biến cựu thù thành đối tác. “4 thập kỷ sau khi kết thúc chiến tranh, chuyến đi của Tổng thống Obama nhằm mục đích tăng cường quan hệ hợp tác quốc phòng và kinh tế với Việt Nam”, Reuters mở đầu bài viết bằng tuyên bố của các trợ lý của ông Obama.

Theo Reuters, thương mại song phương giữa Mỹ và Việt Nam đã tăng gấp 10 lần, lên khoảng 45 tỷ USD, kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1995. Việt Nam hiện là quốc gia Đông Nam Á có lượng xuất khẩu lớn nhất sang Mỹ, với phần lớn là hàng dệt may và điện tử.

Trong khi đó New York Times nhắc tới chi tiết các quan chức Việt Nam chào đón tổng thống Mỹ tại sân bay và cô gái mặc áo dài vàng (Trần Mỹ Linh, sinh viên ĐHKHXH NV Hà Nội), tặng hoa tổng thống Mỹ khi ông bước xuống đường băng. “Một số quan chức Việt Nam bắt tay tổng thống trước khi ông lên chiếc limousine tới khách sạn, sau gần 24 giờ di chuyển”, tờ báo Mỹ viết.

Tổng thống Obama nhận hoa từ đại diện Việt Nam khi đáp xuống Nội Bài tối 22/5. Ảnh: Reuters

Trong khi đó, ít phút sau khi Obama tới Hà Nội, tờ BBC viết: “Ông Obama đã tới Việt Nam bắt đầu chuyến thăm 3 ngày, và là tổng thống Mỹ thứ 3 tới Việt Nam kể từ khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc”.

Theo tờ báo Anh, chuyến đi của ông Obama diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa Mỹ và các quốc gia đồng minh ấm lên. BBC cho rằng một trong số những vấn đề Việt Nam quan tâm trong chuyến thăm của Obama là việc Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, vốn được áp đặt từ năm 1984.

Reuters cũng trích thông tin từ chính phủ Việt Nam hồi đầu tháng 5 cho biết, Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sẽ thể hiện sự tin tưởng lẫn nhau và việc mua vũ khí từ đối tác của mình là "điều bình thường".

Tờ Wall Street Journal cập nhật lịch trình bận rộn của Obama trong 3 ngày ở Việt Nam. Theo tờ báo nổi tiếng, Obama, tổng thống Mỹ thứ 3 tới Việt Nam, sẽ tham dự hàng loạt cuộc gặp với các quan chức chức chính phủ Việt Nam. Điểm đáng chú ý trong chương trình nghị sự là mối quan tâm của Mỹ và Việt Nam về Trung Quốc, đặc biệt là sự quyết đoán ngày càng tăng của Bắc Kinh trên Biển Đông.

"Điểm dừng chân đầu tiên của ông Obama vào sáng thứ hai là Phủ chủ tịch ở Hà Nội, nơi ông sẽ gặp Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang. Hai nhà lãnh đạo sau đó sẽ tổ chức cuộc họp báo chung. Ông Obama cũng sẽ gặp gỡ với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Ngày 24/5 theo báo tin moi , Tổng thống Obama sẽ có bài phát biểu về mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam, trước khi bay tới đến TP Hồ Chí Minh.

Tại TP HCM, ông Obama sẽ đến thăm chùa Ngọc Hoàng và gặp gỡ các nhà lãnh đạo trẻ Đông Nam Á (YSEALI) ở GEM Center trước khi rời Việt Nam để tới Nhật Bản", Wall Street Journal cập nhật.

Theo NBC, mục đích chuyến thăm Việt Nam và Nhật Bản lần này của tổng thống Mỹ là "nhấn mạnh chính sách xoay trục sang châu Á, đặc biệt là vấn đề kinh tế, thương mại, hợp tác an ninh, đồng thời củng cố di sản của tổng thống khi ông sắp kết thúc nhiệm kỳ 2".

"Cả Việt Nam và Nhật Bản đang tìm kiếm sự bảo đảm về một thỏa thuận thương mại lớn gồm 12 quốc gia - Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - mà quốc hội vẫn chưa thông qua", NBC viết.

Nhấn mạnh về mục đích của chuyến thăm Việt Nam, Reuters dẫn lời Phó cố vấn an ninh quốc gia Ben Rhodes khẳng định: "Những gì chúng tôi muốn chứng minh qua chuyến thăm này là sự nâng cấp đáng kể trong mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam ... ngay cả khi giữa chúng tôi còn tồn tại những điều khác biệt".

1 nhận xét: